Biện pháp sửa chữa chống thấm
Biện pháp thi công sửa chữa chống thấm tường nhà bằng các sản phẩm Sika,munich G20 , maxbond 1211 ....
Là sản phẩm chống thấm gốc xi măng có đặc tính dẻo, 2 thành phần gồm polymer acrylic đặc biệt và cốt liệu bột trộn sẵn. Màng chống thấm 2 thành phần Maxbond 1211 có thể hàn kín vết nứt lên tới 2mm. Bám dính tuyệt vời với bề mặt bê tông, khối xây dựng, gạch nung, gạch bê tông nhẹ, Upvc, gỗ và kim loại. Khả năng kháng mài mòn cao sau khi đã ninh kết đủ cho phép đi lại lên bề mặt để tiến hành bảo dưỡng.
Qui cách: Bộ 24kg (09kg thành phần A + 15kg thành phần B)
Ứng dụng sản phẩm
- Khu vực ẩm ướt bên trong.
- Bể bơi và hạng mục chứa nước.
- Bể chứa nước bê tông và bể cá.
- Mái bê tông.
- Tường ngoài và ô văng cửa sổ.
- Xung quanh cổ ống thoát nước.
- Hầm và kết cấu tiếp đất.
Thông số kỹ thuật chi tiết chống thấm 2 thành phần Maxbond 1211
Độ bám dính (ASTM D-4541)
|
1.7 N/mm2
2mm
1.6 N/mm2
220%
0.00013
không thấm nước
55 phút |
Ưu điểm
Hệ quét lỏng, thi công và kiểm soát chất lượng dễ dàng nhờ quy trình chuẩn bị đơn giản và thậm chí xử lý được cả các góc cua hẹp.
Hệ liên kết hoàn toàn, hình thành màng dẻo không mối nối.
Gốc nước cho khả năng dính bám hoàn hảo với bề mặt gốc xi măng và hạng mục còn độ ẩm của công tác thi công trước đó như vữa công tác cán nền, trát, ốp lát gạch mà ko lo ngại bị tách lớp và có hiện tượng rỗng bên trong.
Với khả năng bám dính tuyệt vời, việc dùng lưới sắt để giữ vữa là không cần thiết, loại bỏ nguy cơ chịu hư hại cơ học. Có thể dàn vữa mỏng hơn hay không cần đến lớp vữa lót khi dán gạch trực tiếp lên bề mặt, giảm tải trọng lên bề mặt.
Không gây hoen ố khi dán gạch trực tiếp hay sơn trên bề mặt màng chống thấm đã ninh kết.
Được chứng thực sử dụng cho bể chứa nước sinh hoạt.
Cách sử dụng chống thấm 2 thành phần Maxbond 1211
1. Đổ thành phần A (chất lỏng) vào thùng chứa.
2. Đổ từ từ thành phần B (bột mịn) vào thùng chứa chất lỏng A
3. Dùng máy khuấy tốc độ thấp đánh nhuyễn hỗn hợp cho đến khi không còn vón cục và đạt độ quánh dẻo đồng nhất ( khi khuấy ít và không có máy thì vừa cho từ từ ít bột vừa dùng gậy khuấy đều tay để tránh vón cục).
4. Thi công tối thiểu 2 lớp trên bề mặt đã được làm sạch và khô (lớp trước và lớp sau cách nhau 4 tiếng). Có thể đi lại và thử nước sau khi kết thúc thi công 24 giờ. Định mức tiêu thụ 1,5kg - 2kg/m2 tùy thuộc tính chất mặt bằng thi công.
5. Sau khi đã kiểm tra không còn thấm nước thì tiến hành cán vữa bảo vệ dày 20 mm.
- Tháo gỡ, di dời và dọn dẹp chướng ngại vật
II. Quy trình thi công chống thấm
1. Chuẩn bị bề mặt chống thấm
- Băm, đục sạch các lớp hồ vữa trát hoàn thiện, sơn bả….
- Dọn vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay hay máy hút bụi công nghiệp.
2. Quy trình thi công chống thấm
- Xử lý gia cố chống thấm cho các lỗ rỗng của gạch, hốc bọng, đường nứt, hốc râu thép, lỗ giáo… trên tường bằng hồ dầu Sika Latex/ Sika Latex TH + xi măng cát vàng.
Sau khi lớp trám vá đã khô ta tiến hành thi công chống thấm, quét hoạc phun theo quy trình cụ thể sau
a. Chống thấm bằng sản phẩm thấm thấu kết tinh gốc xi măng
Bước 1: Bão hòa nước
- Trước khi thi công các sản phẩm dạng quét chúng ta nên bão hòa nước để tránh bề mặt tường háo nước dẫn đến tình trạng vật liệu chống thấm sẽ không thấm sau để tạo liên kết
Bước 2: Thi công chống thấm
- Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm chúng ta nên thi công 2 hoạc 3 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm.
- Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô mặt (khoảng 2 - 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng).
- Độ dày trung bình của mỗi lớp là 1mm. Liều lượng sử dụng cho mỗi lớp là 1 – 1,5kg
- Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.
Bước 3: Những điểm cần chú ý
- Với các sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc.
- Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp
- Khi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (xi măng + cát + Sika Latex/ Sika Latex TH) lên bề mặt lớp chống thấm.
- với sơn chống thấm munich g20 quy trình xử lý cũng tương tự như vậy.
Munich G20 là màng chống thấm hai thành phần không mối nối, quét lỏng được chế tạo dựa trên cơ sở các polyme chất lượng cao, xi măng và các loại phụ gia đặc biệt khác
- Màng khò BITUM
Vệ sinh bề mặt bê tông lót khỏi bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác….
Tiến hành trám vá bề mặt bê tông bị lõm, rỗ. Đục bỏ vật liệu thừa.
Bề mặt qúa lồi lõm, sử dụng máy mài làm phẳng bề mặt. Công đoạn này phải chú trọng vì bề mặt xấu có thể đâm rách màng.
Bo vữa, xi măng cát mác cao thành hình lòng máng tại các vị trí góc.
2. Thi công lớp sơn tạo dính (sơn bitum dạng lỏng)
Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt bằng rộng. Lớp sơn dàn mỏng và đều, phải bao phủ kín bề mặt bê tông với tỷ lệ 0,2kg/m2.
Chỉ thi công diện tích sơn lót cho diện tích thi công có thể làm trong ngày.
Sau khi lớp sơn lót khô (cảm nhận bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng bitum chống thấm.
3. Thi công màng chống thấm bitum bằng phương pháp khò nóng
Màng bitum dầy 4mm được dán vào bê tông bằng phương pháp khò nhiệt, công tác khò nóng là khâu quan trọng nhất.
Trước khi dán màng cần phải kiểm tra đảm bảo bề mặt khò phải được úp xuống dưới.
Sử dụng đèn khò dùng gas, lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều.
Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.
Tại vị trí chồng mí 100mm. Dùng đèn khò đốt nóng chảy mép màng, dùng bay miết hoặc con lăn thi công lăn mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
Tại vị trí góc thi công màng bitum vén cao lên tường 100mm.
Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 100mm.
Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị.
Thi công lớp bảo vệ trong thời gian sớm nhất có thể. Nếu để lâu, màng sẽ bị bong rộp khỏi bề mặt dán do sự co giãn dưới tác động thay đổi nhiệt độ. Bảo quản vật liệu: Để vật liệu thẳng đứng, tránh dập, để trong khu vực khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc mưa, nắng.
III. Lưu ý
Với các trường hợp chống thấm cụ thể khách hàng cần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt hơn trước khi thi công.
cơ quan cá nhân có nhu cầu liên hệ anh huy .
ĐT: 0888.375.385 – HOTLINE: 0969.30.30.96