Chống thấm nhà mới

 Những năm gần đây, chống thấm không còn quá xa lạ với những công trình ở Việt Nam. Đặc biệt với sự tiếp thu tiến bộ từ những nước phát triển, các công trình đã chú trọng hơn đến việc chống thấm, giúp cho công trình bền vững, thẩm mỹ hơn. Thi công chống thấm cẩn thận ngay từ ban đầu là việc cực kỳ cần thiết, tưởng chừng là việc nhỏ nhưng là một trong các vấn đề quan trọng nhất của công trình hiện đại ngày nay, chi phí chống thấm mới thường thấp hơn rất nhiều so với việc công trình bị thấm phải xử lý lại. 

Ngành chống thấm hiện nay đa dạng từ chủng loại sản phẩm chống thấm cho đến các phương pháp chống thấm khác nhau. Có khi một hạng mục chống thấm nhưng chủ nhà được tư vấn tới 4 - 5 phương pháp với các chủng loại vật liệu khác nhau từ nhập khẩu cho đến sản xuất trong nước, từ phương pháp đơn giản cho đến phương phápvới rất nhiều công đoạn. Vì thế các chủ nhà thường rất rối trong việc chọn đơn vị chống thấm hay giải pháp chống thấm tốt cho ngôi nhà của mình.

Qua nhiều năm kinh nghiệm chúng tôi đánh giá để "chất lượng chống thấm" tốt cần 3 yếu tố quan trọng: 

Giải pháp thi công chuẩn: để chất lượng tốt thì điều đầu tiên là giải pháp thi công phải chuẩn, nếu giải pháp sai không phù hợp thì tất cả mọi yếu tố khác đều vô nghĩa.

Vật liệu tốt và phù hợp: để chất lượng chống thấm lâu dài thì vật liệu phải thực sự tốt và phù hợp với hạng mục thi công. Vật liệu không tốt thì dù có thi công chuẩn thì một thời gian sau vẫn bị thấm lại, hoặc vật liệu tốt nhưng không phù hợp thì chất lượng chống thấm cũng kém hiệu quả.

Thợ chống thấm chuyên nghiệp: có kinh nghiệm, tính cẩn thận, tỉ mỉ và trách nhiệm trong công việc. Để có được người thợ chuyên nghiệp thì cần phải có thời gian dài đào tạo bài bản kỹ thuật, kỷ luật và trách nhiệm trong công việc. Ngoài ra do đặc thù công việc chống thấm nên đòi hỏi người thợ phải là người có tính cẩn thận, tỉ mỉ và yêu thích công việc. Đây là một trong những vấn đề khó mà các công ty chống thấm chuyên nghiệp cần phải chọn lọc và giữ được những người thợ chuyên nghiệp này.

Có thể nói 3 yếu tố trên đều rất quan trọng, không thể so sánh yếu tố nào quan trọng hơn, thiếu 1 trong 3 yếu tố thì chất lượng chống thấm sẽ hoàn toàn không đạt được như mong muốn.

 

Các hạng mục chống thấm nhà mới cần lưu ý như sau:

 

1. Chống thấm khu vệ sinh, phòng tắm:

  • Đây là khu vực trọng yếu và thấm nhiều nhất. Do thường xuyên tiếp xúc với nước, ẩm ướt nên rất dễ thấm. Vì thế có thể nói việc chống thấm khu vực nhà vệ sinh là một trong các hạng mục quan trọng rất cần lưu ý khi xây nhà mới.
  • Khi xảy ra thấm mà phải sửa chữa chống thấm nhà vệ sinh thì việc sửa chữa rất phức tạp, tốn kém, liên quan nhiều hạng mục, thiết bị vệ sinh, bụi bặm và đặc biệt ảnh hưởng đến sinh hoạt. Thời gian sửa chữa mất 3-4 ngày, thậm chí một tuần.

Có nhiều phương pháp chống thấm nhà vệ sinh, thông dụng như: màng bitum khò nóng, màng bitum tự dính, màng quét 2 thành phần gốc xi măng, sơn chống thấm acrylic 1 thành phần, sơn chống thấm gốc Polyurethane. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, có một số trường hợp đặc biệt thì cần phải sử dụng vật liệu chuyên dụng. Sau đây là các ưu nhược điểm của các loại vật liệu:

  • Màng đàn hồi 2 thành phần gốc Polymer xi măng. Ưu điểm của màng quét loại này là độ bám dính và đàn hồi cao, chịu được các vết rạn nứt nhỏ, cho thoát hơi nước, không bị phồng rộp, rất dễ bảo trì mỗi khi xảy ra sự cố thấm (vấn đề bảo trì là rất quan trọng), giá thành rất phù hợp.
  • Sơn chống thấm gốc Polyurethane (vật liệu rất tốt nhưng cần thời gian kiểm chứng cho điều kiện khí hậu tại Việt Nam). Vật liệu rất tốt, bám dính và đàn hồi cao nhưng khả năng thoát hơi kém nên dễ phồng rộp, giá thành cao. Sử dụng cho khu vực vệ sinh cũng rất dễ rủi ro vì khi thi công loại này bề mặt cần khô, do màng sơn nên dễ tách lớp với lớp vữa và lớp gạch ốp lát, gạch dễ bị phồng rốp sau này.
  • Màng bitum khò nóng, màng tự dính. Ưu điểm của màng loại này là phù hợp với các mái kết cấu sàn thép, chịu được các vết nứt rạn lớn 1 - 2 mm.
  •  Màng chống thấm gốc PU mariseal 250 là màng chống thấm gốc polyurethane. Đây là chuỗi  carbamate (urethane) được hình thành từ phản ứng của 2 hoặc nhiều phân tử polyisocyanate với một polyol có tính đàn hồi cao, có thể bám dính trên hầu hết các loại vật liệu  và bền với mọi loại thời tiết.

 

Giải pháp chống thấm chống thấm tốt cho khu vực nhà vệ sinh: vật liệu chính đó là màng quét chống thấm gốc Polymer xi măng đàn hồi 2 thành phần maxbon 1211 ,  munich g20 ...... ngoài ra có vữa Compact RP 500 để trát chống thấm chân tường, vữa rót không co ngót Fosmix Grout 610, thanh cao su trương nở quấn cổ ống, lưới thủy tinh.

Các vị trí chống thấm quan trọng trong nhà vệ sinh lần lượt như sau:

  • Các cổ ống xuyên sàn, hoặc xuyên hộp kỹ thuật (đây là vị trí thấm nhiều nhất)
  • Hộp kỹ thuật (cần lưu ý chống thấm kỹ chân tường hộp kỹ thuật)
  • Vị trí giáp lai giữa tường và sàn hay còn gọi là chân tường (Vị trí này thường các đơn vị chống thấm làm sơ sài, chỉ dán lưới chân tường chứ không có vữa trám chân chuyên dụng).
  • Sàn bê tông nhà vệ sinh (bề mặt cần sạch trơ bê tông, độ bám dính mới đảm bảo, tuổi thọ chống thấm mới được lâu dài)

 

2. Chống thấm sàn mái, sân thượng:

Sàn mái, sân thượng là các khu vực cũng rất dễ xảy ra thấm sau một vài năm sử dụng. Lý do là do các khu vực này tiếp xúc nhiều với tia UV, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khắc nghiệt nắng mưa thất thường, nên rất dễ bị nứt sàn và thấm xuống bên dưới.

Các vị trí chống thấm quan trọng của sàn mái lần lượt như sau:

  • Chân tường bao mái: Để khắc phục vấn đề này khi đổ bê tông mái xong cần đặt hàng gạch đặc chân tường để liền khối, hoặc cấy râu thép chờ để đổ bê tông tường bao.
  • Sàn bê tông mái: Do chịu ảnh hưởng khắc nghiệt thời tiết và sự co ngót, lún móng do địa chất nên rất dễ xảy ra nứt sàn mái gây thấm dột nước xuống bên dưới. Vì thế cần vật liệu chống thấm mái có độ bám dính tốt và độ đàn hồi cao, nếu chịu được tia UV thì càng tốt.
  • Các cổ ống thoát nước sàn: cần chống thấm chuẩn theo quy trình chống thấm cổ ống.
  • Hộp kỹ thuật: Nên xây hộp kỹ thuật cao và có mái che theo dạng ống khói thì sẽ xử lý được triệt để vấn đề thấm. Không nên đổ bê tông đặc vào hộp kỹ thuật, rất dễ tách lớp sau này.

Có nhiều phương pháp chống thấm sàn mái, thông dụng như: màng bitum khò nóng, màng bitum tự dính, màng quét 2 thành phần gốc xi măng, sơn chống thấm acrylic 1 thành phần, sơn chống thấm gốc Polyurethane. Phân tích một số ưu nhược điểm các phương pháp chống thấm sàn mái như sau:

  • Màng đàn hồi 2 thành phần gốc Polymer xi măng đàn hồi cao, cán vữa hoặc lát gạch bảo vệ. Ưu điểm của màng quét loại này là độ bám dính và đàn hồi cao, chịu được các vết rạn nứt nhỏ, cho thoát hơi nước, không bị phồng rộp, rất dễ bảo trì mỗi khi xảy ra sự cố thấm (vấn đề bảo trì là rất quan trọng). Nhược điểm: không chịu được các vết nứt rạn lớn 2 -3 mm.
  • Sơn chống thấm gốc Polyurethane cho mái lộ thiên (vật liệu rất tốt nhưng cần thời gian kiểm chứng cho điều kiện khí hậu tại Việt Nam). Vật liệu rất tốt, bám dính và đàn hồi cao nhưng khả năng thoát hơi kém nên dễ phồng rộp, giá thành cao.
  • Màng bitum khò nóng, màng tự dính: vật liệu bitum chất liệu kém, dễ lão hóa, tuổi thọ ngắn, rất khó bảo trì mỗi khi xảy ra sự cố thấm dột, khi thi công rất hay gặp rủi ro, chỉ cần lỗi 1 điểm nhỏ có thể thấm toàn bộ sàn mái mà không phát hiện được điểm thấm. Ưu điểm của màng loại này là phù hợp với các mái kết cấu sàn thép, chịu được các vết nứt rạn lớn 1 - 2 mm.
  • Sơn chống thấm 1 thành phần gốc Acrylic: ưu điểm là đàn hồi và bám dính tốt. Nhược điểm là màng mỏng dễ rách, dễ phồng rộp, 1 điểm thấm nhỏ nước lọt xuống có thể gây thấm diện rộng.

Trong các phương pháp trên . phương pháp màng quét 2 thành phần gốc Polymer xi măng có cán vữa bảo vệ là phương pháp tốt, an toàn và giá thành phù hợp nhất. Đặc biệt là rất dễ bảo trì mỗi khi xảy ra rủi ro thấm dột.

3. Chống thấm tường ngoài trời, tường bên trong nhà giáp ranh hàng xóm:

Tường nhà sau một thời gian sử dụng rất dễ bị thấm, do tường bị nứt do co ngót, là vị trí chịu ảnh hưởng của nhiệt độ nóng lạnh thất thường, tia UV. Đặc biệt với các bức tường xây giáp ranh hàng xóm không trát được thì mức độ thấm tường càng ảnh hưởng nặng nề hơn nữa.

Vậy làm thế nào để chống thấm tường tốt và hiệu quả lâu dài?

Chúng tôi phân chia các trường hợp tường chi tiết cùng phương án chống thấm cho mỗi trường hợp như sau:

a. Tường bên ngoài mặt thoáng, tiếp xúc tia UV:

- Các trường hợp tường này rất dễ chống thấm và bảo trì. Cần lưu ý đặc biệt với các bức tường hướng Tây, do nhiệt độ và bức xạ nhiệt các bức tường hướng Tây có cường độ mạnh nhất nên tường hướng này nứt rất nhiều.

- Cách chống thấm tường này cần làm chuẩn theo quy trình:

  • Sau khi trát tường để khô sau 28 ngày, phun 2 - 3  lớp chống thấm dạng thẩm thấu Proseal MS (hoặc Water Seal DPC),
  • Sau đó sơn loại sơn chống thấm gốc Acrylic 1 thành phần độ đàn hồi cao 300 - 400% từ 2 - 3 lớp

- Nếu tường thi công được theo cách này thì độ bền rất cao, từ 15 - 20 năm. Lớp phun chống thấm bằng dung dịch thẩm thấu Proseal MS hoặc Water Seal DPC là cực kỳ quan trọng mà các công trình thường bỏ qua, tác dụng của dung dịch này là thẩm thấu sâu vào tường từ 3 - 5 mm vĩnh viễn theo tuổi thọ của tường, vừa có tác dụng chống thấm chống ẩm cho tường, tác dụng giúp cho lớp sơn không bong rộp, kéo dài tuổi thọ lớp sơn phủ bên ngoài, đồng thời giúp tường hạn chế rạn nứt. Nếu không có lớp phun này, khi sơn chống thấm dạng đàn hồi trực tiếp lên tường thì khi màng sơn bị thủng 1 lỗ nhỏ, rất dễ bong cả mảng sơn đàn hồi này. Đây là một trong những phương pháp chống thấm tường tốt và bền nhất hiện nay.

- Cần chống thấm tốt nhất cho tường bên ngoài để bảo vệ kết cấu cũng như thẩm mỹ cho cả ngôi nhà ngay lúc mới xây dựng. Sau nhiều năm sử dụng tường cũ, bị mục nát vữa thì việc sửa chữa gần như rất khó khăn, chi phí cao, kể cả có chống thấm thì tuổi thọ lớp chống thấm sau này cũng không được lâu dài và bền giống như nhà mới chống thấm từ ngay ban đầu.

- Kinh nghiệm đó là đầu tư làm chống thấm tường ngoài tốt ngay từ đầu để: tiết kiệm chi phí, giúp tường được chống thấm và bảo vệ lâu dài nhất.

b. Tường ngoài giáp hàng xóm, không trát được bên ngoài:

Trường hợp 1: Bịt được khe tường giữa hai nhà

- Trường hợp này đơn giản và tiết kiệm nhất là dùng máng tôn hoặc tấm tôn ghim vào tường để bịt khe giữa hai nhà, không có nước mưa lọt xuống thì tường vĩnh viễn khô ráo.

Trường hợp 2: Tường bên ngoài giáp hàng xóm không trát được hoặc hàng xóm không cho bịt khe giữa hai nhà

- Trường hợp này thường do hàng xóm mâu thuẫn không cho trát tường bên ngoài hoặc không cho bịt khe tôn giữa hai nhà. Tường bên ngoài không trát được nên nếu không xử lý tốt thì bị thấm sẽ rất nặng nề. 

Câu hỏi đặt ra là có cách nào chống thấm tường không trát triệt để và lâu dài không?

2 bước để chống thấm cho trường hợp này là:

  • Trát chống thấm ngược tường bên trong với phụ gia Fosmix Liquid N800 hoặc xi măng chống thấm ngược Fosmix CM 300W.
  • Đồng thời nếu tường bên ngoài không trát có mặt thoáng thì nên phun dung dịch Proseal MS để chống thấm và bảo vệ tường ngay từ bên ngoài. Phương pháp này hoàn toàn triệt để và độ bền 20 - 30 năm, 
  • Để chống thấm được hiệu quả cơ quan cá nhân có nhu cầu hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn hiệu quả nhất.

 :ĐT: 0888.375.385 – HOTLINE: 0969.30.30.96 

Danh sách các cơ sở Trung tâm sửa chữa điện nước và chống thấm trên địa bàn Hà Nội

Chi nhánh điều hành 1

Chi nhánh điều hành 2

Chi nhánh điều hành 3

Chi nhánh điều hành 4

1. Chi nhánh quận Thanh Xuân

- Ngõ 1 Bùi Xương Trạch
- A6 Thanh Xuân Bắc
- 59 Khương Trung
- 71 Khương Hạ

2. Chi nhánh quận Đống Đa

- 67 Tây Sơn
- 23 Thái Hà
- Ngõ 165 Chùa Bộc
- Ngõ 520 Trường Chinh

3. Chi nhánh quận Hoàn Kiếm

- 33 Hàng Bông
- 337 Hồng Hà
- Số 1 Chợ Gạo
- Đầm Trấu

4. Chi nhánh quận Ba Đình

- 66 Phan Đình Phùng
- 224 Nguyễn Thái Học 
- Ngõ 165 Đội Cấn 
- Ngõ 190 Kim Mã 

5. Chi nhánh quận Hai Bà Trưng

- 334 Minh Khai 
- 389 Trương Định
- Bùi Ngọc Dương
- 413 Kim Ngưu

6. Chi nhánh quận Hà Đông

- 55 Biển Sắt
- 67 Trần Phú
- 89 Quang Trung
- KĐT Xa La

7. Chi nhánh quận Long Biên

- 47 Nguyễn Văn Linh
- 35 Nguyễn Văn Cừ
- 78 Ngô Gia Tự 
- 105 Ngọc Thụy 

8. Chi nhánh quận Cầu Giấy

- 68 Cầu Giấy
- Ngõ 76 Hồ Tùng Mậu
- Ngõ 110 Trần Duy Hưng
- 145 Hoàng Quốc Việt

9. Chi nhánh quận Từ Liêm

- 413 Đường Phúc Diễn
- 87 K1b Phú Diễn
- 98 Ngã Tư Nhổn
- Ngõ 7 số 52 Tân Mỹ

10 Chi nhánh quận Hoàng Mai

- 98 Đường Hoàng Mai
- 75 Tam Trinh
- 99 Đền Lừ
- 78 Nguyễn Cảnh Dị 

11. Chi nhánh quận Tây Hồ

- 405 Lạc Long Quân
- 89 Nghi Tàm
- 107 Đường Tây Hồ
- 109 An Dương Vương

12. Chi nhánh Huyện Thanh Trì

- 107 Đường Ngọc Hồi
- 78 Tứ Hiệp
- 13. Chi nhánh quận Đông Anh
- 55 Tổ 4 Cao Lỗ Thị trấn Đông Anh

Có thể bạn quan tâm